Rối loạn tiền đình là gì?
Hãy tưởng tượng trong cuộc sống, sinh hoạt thường ngày của bạn: Khi bạn đang ngồi làm việc, đang vui vẻ bên người thân gia đình, đang đi chơi với ban bè,... Bỗng nhiên mọi thứ tối sầm lại, đầu óc quay cuồng, nhà cửa, đồ vật đều bị đảo lộn, ngã ra không tự chủ kiểm soát được cơ thể … thậm chí là ngất xỉu.
Nếu lần đầu tiên mà bị như vậy bạn sẽ rất sợ phải không? Rồi sau đó bạn sẽ thấy rất lo lắng vì thực sự nó là vấn đề nếu để lâu sẽ có những hệ lụy nghiêm trọng .
Giả sử khi ngã ra bạn đang trong tư thế không an toàn mà đang đi trên đường, đang một mình trong nhà tắm hoặc ở nơi nào đó mà không ai biết thì sẽ nguy hiểm như thế nào phải không?
Rồi những người xung quanh bạn cũng sẽ rất lo lắng cho bạn.
Hoa mắt, chóng mặt, ngất xỉu chính là một trong số dấu hiệu của rối loạn tiền đình, hãy cùng Diện Phúc tìm hiểu rối loạn tiền đình là gì qua bài viết dưới đây nhé!
1. Rối loạn tiền đình là gì?
Tiền đình là bộ phận chỉ huy thuộc hệ thần kinh nằm ở phía sau ốc hai bên tai. Xuất phát từ dây thần kinh số 8. Tiền đình có vai trò cân bằng cơ thể, duy trì trạng thái cân bằng ở các tư thế trong hoạt động kết hợp cùng các bộ phận trên cơ thể.
Dây thần kinh số 8 là thần kinh cảm giác xuất phát từ cầu não, đi vào xương đá qua lỗ ống tai, bao gồm hai phần, mỗi phần đảm nhận chức năng giác quan riêng:
Thần kinh ốc tai: Chức năng cảm giác thính giác
Thần kinh tiền đình: Chức năng cảm giác thăng bằng
Rối loạn tiền đình thường chia làm 2 loại:
- Rối loạn tiền đình có nguồn gốc ngoại biên: Đa số hay mắc loại này, nguy hiểm đến tính mạng thấp.
- Rối loạn tiền đình có nguồn gốc trung ương: Do các tổn thương ở não, ít gặp, thường khó chữa và nguy hiểm đến tính mạng.
2. Rối loạn tiền đình có dấu hiệu như thế nào?
Dấu hiệu của rối loạn tiền đình sẽ tuỳ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Do vậy mỗi người sẽ gặp các triệu chứng khác nhau. Biểu hiện rõ nhất thường gặp là khi người bệnh thay đổi tư thế, đặc biệt là đứng lên ngồi xuống một cách đột ngột hoặc khi vừa ngủ dậy.
Dưới đây tôi sẽ liệt kê theo cấp độ tăng dần:
- Hạ huyết áp
- Buồn nôn hoặc nôn
- Mất ngủ, người mệt mỏi, thiếu tập trung
- Giảm thính lực: Ù tai, nghe kém lâu ngày sẽ dẫn đến rối loạn thính lực. Nếu điều trị muộn sẽ để lại di chứng như điếc, xuất hiện tiếng ve kêu, dế kêu trong tai, đặc biệt khi về đêm yên tĩnh.
- Rối loạn thị giác: Hoa mắt, chóng mặt, mất phương hướng.
- Đi lại không vững, không theo một đường thẳng.
- Chóng mặt, đồ vật xung quanh đảo ngược, cảm giác bồng bềnh giống trên sóng.
Biểu hiện của rối loạn tiền đình
3. Nguyên nhân gây ra rối loạn tiền đình
- Viêm dây thần kinh tiền đình
- Do virut Zona
- Di chứng của thuỷ đậu, quai bị
- U dây thần kinh số 8
- Viêm tai giữa cấp
- Do huyết áp thấp, di chứng của tai biến, thiếu máu, các bệnh liên quan đến tim mạch gây tắc nghẽn mạch máu, máu lên não kém
- Căng thẳng, mệt mỏi, stress áp lực kéo dài
- Rối loạn chuyển hoá: Tiểu đường, tăng ure huyết, suy giáp…
- Thiểu năng tuần hoàn
- U tiểu não
- Xuất huyết não, nhồi máu não
4. Rối loạn tiền đình có biến chứng gì?
- Dễ trầm cảm: Trầm cảm đang là căn bệnh khá phổ biến ngày nay. Đa số người bệnh thấy mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn, hiệu quả công việc, chất lượng cuộc sống giảm sút khiến người bệnh thấy mệt mỏi, chán nản, mất phương hướng.
- Dễ bị ngã: Khi các cơn đau đầu, chóng mặt xuất hiện đột ngột nhất là khi vừa thức dậy, điều khiển phương tiện giao thông hoặc làm việc trên cao rất dễ gây tai nạn nguy hiểm cho bản thân và những người xung quanh.
- Nguy cơ tai biến, đột quỵ:
- Rối loạn tiền đình khiến thông tin liên lạc truyền tới bộ não bị chậm trễ hoặc sai sót gây ảnh hưởng tới việc ghi nhớ và dễ dẫn đến các bệnh như Alzheimer, Parkinson, thiếu máu não…
- Ngoài ra khi lượng oxi lên não không đủ sẽ khiến não rơi vào tình trạng thiếu oxi gây ra não ngừng hoạt động. Từ đó dẫn đến bệnh thiếu máu lên não, tai biến mạch máu não, nguy hiểm hơn là khiến người bệnh phải nằm liệt giường, thậm chí là tử vong.
5. Phòng ngừa rối loạn tiền đình như thế nào?
- Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên
- Chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý (tham khảo sách ATDS BQC)
- Hạn chế ăn, uống đồ hàn lạnh
- Không tắm gội muộn sau 8h tối
- Không ngồi trực tiếp dưới quạt máy, điều hoà lạnh (<28°C)
- Không nên ngồi bật dậy trực tiếp khi vừa thức dậy
- Rửa mặt bằng khăn nóng buổi sáng (40-45°C)
- Thăm khám định kỳ để chủ động hơn về sức khoẻ
6. Phòng chống rối loạn tiền đình theo phương pháp Diện Chẩn
- Dùng 10 đầu ngón tay hoặc móng tay cào nhẹ lên da đầu từ mí tóc trán ra sau gáy và từ gáy lên khoảng 100 lần
- Dùng 2 lòng bàn tay xoa khắp mặt đến khi thấy ấm nóng. Theo đồ hình tim não Diện Chẩn, mặt là nơi phản chiếu toàn bộ não bộ. Khi ta tác động lên mặt cũng là tác động lên bộ não, giúp làm lưu thông khí huyết, sáng hồng da
- Dùng lòng bàn tay chà nóng gáy, trán khoảng 30 lần
Những động tác trên được chọn ra từ 12 động tác xoa mặt của Diện Chẩn giúp hỗ trợ xử lý rối loạn tiền đình và sáng hồng da.
Trực tiếp tác động tại cổ gáy bằng con bọ giúp lưu thông khí huyết, giảm tắc nghẽn, đưa máu lên não
Trong Diện Chẩn có một hệ thống ĐỒ HÌNH PHẢN CHIẾU được GS.TSKH Bùi Quốc Châu phát minh vô cùng chi tiết. Theo đó, mỗi bộ phận trên cơ thể sẽ được phản chiếu trên gương mặt, trên lưng, bụng,...(xem thêm sách “đồ hình phản chiếu và đồng ứng). Để hỗ trợ xử lý tiền đình, chúng ta có thể tác động vào vùng phản chiếu của cổ gáy, đầu ở trên mặt, trên tay (có hình minh hoạ) cũng có tác dụng rất tốt.
Dùng dụng cụ cây dò, đầu đũa, đầu bút hết mực, tác động vào vùng phản chiếu đầu, cổ gáy: Thái dương, vùng giao 2 đầu lông mày. Bằng thủ pháp tô màu, day ấn dò tìm điểm đau. Tác động đến khi điểm đau giảm 70-80% thì dừng lại.
Vùng phản chiếu cổ gáy giúp xử lý rối loạn tiền đình
Đại giản thuật quay cổ tay: Quay cổ tay
Đại giản thuật 6 vùng phản chiếu hệ bạch huyết + 2
Hãy làm 2-3 lần mỗi ngày làm đúng - đủ - đều để có cơ thể luôn khỏe mạnh nhé.
- Buổi sáng: Thực hiện 3 trong 12 động tác xoa mặt + 6 vùng phản chiếu hệ bạch huyết đầu 1 (làm ấm nóng, thăng khí)
- Buổi trưa: 6 vùng phản chiếu hệ bạch huyết đầu 1+ quay cổ tay (nhanh)
- Buổi tối: 6 vùng phản chiếu hệ bạch huyết đầu 3 + quay cổ tay (chậm) giúp làm mát, dễ vào giấc ngủ
Mong rằng những chia sẻ bên trên của Diện Phúc có thể giúp bạn không còn bị các cơn đau làm phiền nữa. Hãy áp dụng hàng ngày để có hiệu quả cao nhất nhé!
Bài viết hữu ích khác:
Khóa học tự xử lý một chứng bệnh
Xử lý đau mỏi đầu gối bằng Diện Chẩn
8 cách xử lý đau lưng - đau cổ vai gáy tức thì
5 phút cắt ngay cơn đau đầu hoàn toàn tự nhiên
Tăng cường sức đề kháng tự nhiên trước và sau khi tiêm phòng Covid bằng Diện Chẩn