Ứng dụng chữa bệnh bằng đồ hình đồng ứng Diện Chẩn
ỨNG DỤNG CHỮA BỆNH BẰNG ĐỒ HÌNH ĐỒNG ỨNG
Trong Kinh dịch có câu “Đồng Thanh Tương Ứng – Đồng Khí Tương Cầu”, cũng có ý nghĩa là những gì giống nhau về tính chất, âm thanh… thì sẽ ứng với nhau, cầu về nhau. Và trong ngôn ngữ Việt Nam ta có rất nhiều từ để mô tả các bộ phận của cơ thể người, có những từ ngữ giống nhau. Ví dụ: Cái đầu, đầu ngón tay, đầu ngón chân, đầu mũi, đầu lông mày, đầu gối… hoặc bụng tay, bụng chân, bụng… hoặc sống mũi, sống lưng…
Thầy Bùi Quốc Châu đã chiêm nghiệm và đúc kết đưa ra nguyên lý đồng ứng Diện Chẩn có tính ứng dụng cao trong phỏng đoán và điều trị bệnh.
ĐẦU NGÓN TAY, ĐẦU NGÓN CHÂN LIÊN HỆ VỚI ĐẦU
Đau đầu: Ấn, véo các đầu ngón tay, ngón chân. Đặc biệt là các ngón cái, ngón giữa, ngón út.
Bệnh ở họng: Ấn, véo, gạch, chà cổ ngón tay, cổ ngón chân (khớp ở đốt tay, đốt chân đầu tiên). Có thể dán cao salonpas để qua đêm để làm tăng hiệu quả.
Liều lượng: Ngày làm 3 đợt, mỗi đợt làm 30-50 lần tác động.