Nguyên tắc chữa bệnh theo diện chẩn
Để đạt hiệu quả cao trong khi chữa bệnh bằng Diện Chẩn cần chú ý:
1. Phối hợp cục bộ với ở xa (phản chiếu). Ví dụ: tại chỗ đau và vùng phản chiếu của nó.
2. Phối hợp tay và dụng cụ.
3. Phối hợp đơn vị và toàn thể (tác động tại điểm đang đau và những vùng có liên hệ trong hệ thống của nó). Ví dụ: tác động điểm đau nơi đầu cơ tác dụng suốt bó cơ thay vì chỉ tác động nơi đầu cơ hoặc tác động suốt dây thần kinh hay kinh lạc thay vì chỉ tác động một đoạn. Chú ý tác động nhiều ở những nơi quan trọng như đại huyệt hay đám rối thần kinh nhưng cũng cần lưu ý đến nguyên tắc sinh huyệt trong khi tác động.
4. Tác động vào hệ đang bị trục trặc thường hệ phản chiếu nhưng nếu hệ kinh lạc hay hệ zakharin hoặc hệ xương cốt, hệ bạch huyết bị xáo trộn hay tổn thương thì phải tác động vào chính hệ đó mới có kết quả cao.
5. Tùy nguyên nhân bị bệnh mà chữa bệnh theo nguyên nhân đó. Ví dụ: bệnh do ăn uống sai lầm thì phải điều chỉnh lại cách ăn uống. Bệnh do sinh hoạt thì điều chỉnh lại cách sinh hoạt. Bệnh do thiếu vận động thì phải vận động....
LƯU Ý:
Chiều (hướng) tác động bằng cây lăn cây cào vì mỗi chiều tác động đều cho hiệu quả khác nhau:
- Lăn (cào) từ bên dưới cơ thể lên phía trên đầu: đưa khí lên -> Dương.
- Lăn (cào) từ phía trên đầu xuống chân: đưa khí xuống -> Âm.
- Lăn (cào) từ mang tai vô rửa mặt: đưa khí vô làm co lại -> Dương.
- Lăn (cào) từ mũi ra mép tai: đưa khí ra - làm duỗi ra -> Âm.
- Lăn (cào) từ trái sang phải: Dương.
- Lăn (cào) từ phải sang trái: Âm.
- Lăn (cào) từ trong ra ngoài: Âm.
- Lăn (cào) từ ngoài vào trong: Dương.
* Nếu lăn tới lăn lui là quân bình, tức không âm không dương.
* Lăn ít (thời gian) và nhẹ (cường độ) thì có tác dụng làm thư giãn. Lăn nhiều thì có tác dụng điều trị.
* Trong mỗi buổi điều trị tác động 3 lần ngắt quãng cụ thể là mỗi huyệt hay mỗi vùng sẽ được tác động lặp lại ba lần cách khoảng nhau chứ không phải liên tục sẽ cho hiệu quả cao hơn là tác động một lần mỗi huyệt tác động độ 30 giây (day, ấn, rung, gõ, vạch).