Herpes mụn rộp ở môi những điều cần biết
Herpes môi là bệnh lý truyền nhiễm gây ra do một loại virus có tên là HSV, biểu hiện bệnh chủ yếu ở quanh môi, má và miệng.
Herpes môi là bệnh gì?
Bệnh Herpes môi còn được gọi là mụn nước sốt (hay sốt vỉ), là những vết phồng rộp nhỏ thành từng đám trên môi và xung quanh miệng. Bệnh Herpes môi gây ra do virus Herpes simplex (HSV).
Có 2 loại là HSV-1 và HSV-2. Cả 2 loại virus đều có thể gây loét xung quanh miệng (herpes labialis) và trên cơ quan sinh dục (herpes genital).
Vùng da quanh chỗ phồng thường nổi đỏ, sưng lên và đau nhức. Vùng bị phỏng có thể vỡ, dịch trong chảy ra ngoài và sau đó đóng vảy sau vài ngày. Tuy nhiên, vết thương thường tự lành trong khoảng vài ngày tới 2 tuần và cũng có thể điều trị tại nhà.
Triệu chứng của bệnh Herpes môi
Ngoài các biểu hiện chính trên môi và quanh miệng, còn có thể có những triệu chứng khác như:
- Miệng bị đau, ảnh hưởng đến vấn đề ăn uống và ngủ nghỉ. Vị trí đau chủ yếu ở vùng bị mụn rộp
- Bị sốt
- Đau họng
- Sưng hạch cổ
- Chảy nước dãi ở trẻ nhỏ.
Lần đầu nhiễm virus có thể không có dấu hiệu mụn rộp. Tuy nhiên nếu có biểu hiện, mụn rộp có thể lan tràn đến mọi nơi trong miệng và tình trạng này thường nghiêm trọng hơn trong những lần bùng phát sau này.
Sau khi bị nhiễm, virus HSV sẽ tồn tại trong cơ thể và sẽ gây tái đi tái lại trong suốt quãng đời còn lại của bệnh nhân. Bệnh mụn rộp ở môi tái diễn thường xuất hiện ở mép môi. Giai đoạn tiền phát trong khoảng 6 đến 48 giờ đầu tiên, khi chưa có biểu hiện mụn. Bệnh nhân sẽ có cảm giác ngứa, tê, hơi nhói, nóng, căng hoặc đau ở vùng bị nhiễm bệnh.
Herpes môi có lây không?
Virus lây bệnh Herpes môi thường xâm nhập trực tiếp vào cơ thể thông qua vết thương trên vùng da xung quanh và bên trong miệng. Khả năng mắc bệnh xảy ra khi người lành tiếp xúc với vết phồng hoặc chất dịch từ người bệnh, chẳng hạn như ăn uống chung, dùng chung dụng cụ vệ sinh hoặc dao cạo, hôn người bị bệnh hoặc tiếp xúc trực tiếp với nước bọt của người ấy. Tương tự, cha mẹ bị bệnh thường lây virus cho con theo cách này. Herpes môi cũng có khả năng lan tới các vùng khác của cơ thể.
Diện chẩn xử lý hết Herpes môi
Đây là báo cáo của chị Nguyễn Thị Hợi, học viên khóa K13 lớp Diện Chẩn Căn Bản tại Diện Phúc. Chị là 1 dược sĩ, sở hữu 2 cửa hàng thuốc tây to, nhưng lại rất tin tưởng và áp dụng Diện Chẩn trong việc xử lý bệnh cho khách hàng của minh.
Hiểu được tầm ảnh hưởng của thuốc tây đến cơ thể và với mong muốn dành những điều tốt nhất cho các khách hàng, trong những trường hợp chị có thể tự xử lý được bằng Diện Chẩn mà không cần dùng thuốc, thì chị sẽ không bán thuốc cho người bệnh nữa. Và video trên là 1 ví dụ.
Bệnh nhân bị herpes môi, ngứa ngáy khó chịu đên mỗi chỉ muốn cạo đi và tìm đến cửa hàng của chị Hợi để mua thuốc. Thay vì bán thuốc, chỉ bằng các thủ phác đơn giản theo phương pháp Diện Chẩn, đó là:
Hơ ngải và day ấn phác đồ Tiêu Viêm (41, 143, 127, 19, 37, 38)
Kết quả: Khách hàng thấy dễ chịu, đỡ ngứa hẳn đi, và sau lần đó thi khỏi luôn mà không phải sử dụng thuốc bôi hay uống gì cả.
Chi tiết chia sẻ của học viên Nguyễn Thị Hợi: