Diện Chẩn hỗ trợ xử lý thoái hóa khớp gối
Đánh giá mức độ tổn thương khớp là bước quan trọng để xác định phác đồ điều trị, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và luyện tập phù hợp.
4 GIAI ĐOẠN CỦA THOÁI HÓA KHỚP
Giai đoạn 1
Chưa có biểu hiện rõ ràng. Người bệnh không cảm thấy đau hay khó chịu do sụn khớp bị mài mòn chưa đáng kể. Hình ảnh chụp X-quang: Khe khớp gần như bình thường, có thể có gai xương nhỏ.
Giai đoạn 2
- Được coi là giai đoạn nhẹ, bắt đầu có triệu chứng: Đau sau một ngày dài đi bộ hoặc chạy, cứng khớp nhiều hơn khi không cử động trong vài giờ hoặc đau khi quỳ/cúi. Chưa đau nhiều do chất lỏng hoạt dịch đủ để khớp vận động bình thường.
- Kết quả chụp X-Quang có hiện tượng hẹp khe khớp nhẹ, có gai xương nhỏ.
Giai đoạn 3
- Thoái hóa khớp mức độ trung bình, người bệnh đau khi đi bộ, chạy, cúi, quỳ; cứng khớp khi thức dậy hoặc sau khi ngồi trong thời gian dài; sưng khớp nếu cử động liên tục trong thời gian dài.
- Có dấu hiệu tổn thương sụn khớp rõ ràng, không gian giữa các xương bắt đầu thu hẹp.
- Hình ảnh chụp X-quang: hình ảnh tổn thương cho thấy hẹp khe khớp rõ, đặc xương dưới sụn, nhiều gai xương kích thước khác nhau, đầu xương có thể bị biến dạng.
Giai đoạn 4
- Đau nhức thường xuyên liên tục, có những cơn đau khớp dữ dội, đau tăng khi vận động.
- Không gian giữa các khớp xương bị thu hẹp nhiều, khiến khớp bị cứng, đôi khi bất động, gây ra hiện tượng cứng khớp buổi sáng, biến dạng khớp gối do hẹp khe khớp, dính khớp, gây lệch trục.
- Lượng chất lỏng hoạt dịch ít đi, khiến khớp không trơn tru, phát ra âm thanh lạo xạo khi vận động. Viêm khớp gối xảy ra thường xuyên hơn, tràn dịch khớp gối.
- Hình ảnh chụp X-quang: Hẹp khe khớp nhiều (thậm chí có thể hẹp toàn bộ khe khớp), đặc xương dưới sụn, gai xương kích thước lớn, đầu xương bị biến dạng rõ.
DIỆN CHẨN XỬ LÝ THOÁI HÓA KHỚP GỐI
● Trước tiên, hãy kiểm soát cân nặng vì thừa cân sẽ làm trọng lượng cơ thể dồn vào đầu gối gây lệch trục, khó khăn trong đi lại, dẫn đến cơn đau nặng hơn.
● Thay đổi thói quen đi đứng chưa tốt như: Ngồi cong vẹo, vắt chéo chân, khoanh chân quá lâu...hạn chế vận động nặng hay vận động quá nhiều vùng khớp gối. Tập luyện thể dục thể thao đặc biệt các môn như bơi lội, đạp xe đạp, yoga...
● Sử dụng con bọ lõm Diện Chẩn (hoặc bọ lồi) kết hợp cùng cao nóng và máy sấy xoay xung quanh khớp gối giúp giải tỏa căng cứng vùng đầu gối, giảm đau nhức mỏi.
● Đối với chứng bệnh viêm khớp gối, tràn dịch khớp gối, thấp khớp.. ta sử dụng phác đồ Diện Chẩn: Tiêu viêm khử ứ, Tiêu viêm, Trừ đàm thấp thủy.. Kết hợp cùng sinh huyệt đau và bộ vị đầu gối
● Xoay cổ tay hàng ngày tối thiểu 2-3 lần giúp máu huyết toàn bộ cơ thể được lưu thông, làm trơn cơ khớp.
● Bổ sung dưỡng chất từ bên trong làm trơn cơ khớp từ ăn uống như: Đậu bắp, ốc, cá hồi giàu Omega 3, hạt chia, sữa chua, quả bơ, trái cây nhiều vitamin C, rau xanh lá...
Với thực phẩm chức năng ví dụ: Glucosamine, Omega 3, Canxi, Collagen.., hãy thận trọng khi sử dụng và cần thăm khám xin ý kiến từ bác sĩ xem có phù hợp với cơ thể mình hay không bạn nhé!