Chữa bệnh bằng đồ hình phản chiếu ngoại vi cơ thể trên trán và tai
ỨNG DỤNG CHỮA BỆNH BẰNG ĐỒ HÌNH DIỆN CHẨN
Hệ thống đồ hình Diện Chẩn do tác giả Bùi Quốc Châu phát minh ra năm 1980, được xem là kim chỉ nan của môn sinh Diện Chẩn giúp chẩn đoán và trị liệu chứng bệnh hiệu quả.
Với thuyết Phản chiếu của Diện Chẩn, khuôn mặt được xem như tấm gương phản chiếu những cơ quan nội tạng và ngoại vi cơ thể con người. Vì vậy, mọi biểu hiện tâm sinh lý, bệnh lý, tình cảm, tính cách của con người đều biểu lộ, phản chiếu nơi khuôn mặt.
ỨNG DỤNG ĐỒ HÌNH PHẢN CHIẾU NGOẠI VI CƠ THỂ TRÊN TRÁN VÀ TAI
Ứng dụng chữa bệnh từ đồ hình phản chiếu ngoại vi cơ thể trên trán và tai, ta sẽ sử dụng các thủ pháp như: day ấn, gạch, vuốt, chà,... để tác động vào các vị trí trên gương mặt phản chiếu cơ quan tương ứng của cơ thể.
Chuột rút: Chà, vuốt thẳng từ hai đầu lông mày tới chân tóc trán.
Đau lưng: chà, vuốt, gạch... vùng chân tóc trán (như hình)
Đau đầu gối, nhức mỏi đầu gối: chà, vuốt, gạch, day ấn điểm giữa trán, thẳng từ hai đầu lông mày lên.
Tê bàn chân, nhức mỏi bàn chân, đau gót chân: chà cằm, véo cằm, chườm nóng vùng đầu lông mày.
Các bệnh ở mắt: vuốt, véo, gãi, gạch chỗ hõm gần phía trên vành tai (hình vẽ mắt ở bên tai)
Các bệnh ở họng: chà, vuốt, véo, day ấn, chườm ấm vùng da mặt ngay sát trước và dưới dái tai.
Liều lượng: Thực hiện đều đặn mỗi ngày 2-3 lần để đạt được kết quả tốt nhất